[giaban]Liên hệ[/giaban][giagoc]0[/giagoc]
[tomtat]

[/tomtat]
[mota]

Cây Mắc Mật Giống

Cây mắc mật giống

Cây mắc mật còn gọi Móc mật, Hồng bì núi, Củ khỉ, Dương tùng, Châm châu, Nhâm hôi, có tên khoa học Clausena indica Daizell (Oliv.) [tên đồng nghĩa Bergera nitida Thwaites/ Piptostylis indica Dalzell ], là loài thực vật có hoa thuộc chi Clausena của họ Rutaceae. Từ “Mắc mật” là tiếng Tày-Nùng và có thể dịch thành “quả ngọt”.

Nguồn gốc và phân bố của cây mắc mật

Theo Dữ liệu khoa học Hoa Kỳ (USDA, 2010), cây Mắc mật có nguồn gốc ở châu Á nhiệt đới, chủ yếu ở Ấn Độ (các bang Maharashtra, Karnataka, Tamil Nadu, Kerala), Sri Lanka và Việt Nam. Một số tài liệu khác cho biết, loài Clausena indica phân bố nhiều ở rừng tự nhiên Quảng Tây – Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Indonexia, Philippin và Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây mọc phổ biến từ Bắc vào Nam, tập trung phân bố ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình… trong đó, Lạng Sơn là tỉnh trồng nhiều nhất khoảng 350 ha, bán quả với giá trung bình khoảng 14.000-15.000 đ/kg. Hiện nay, rải rác ở Lâm Đồng một số nông dân của các huyện như Lâm Hà, Đức Trọng đã trồng và cho thu hoạch lá, quả…

Giá trị sử dụng của cây mắc mật
Cây mắc mật là loài cây lâm sản ngoài gỗ bản địa của Việt Nam. Lá, quả và hạt của cây mắc mật ngoài chứa tinh dầu còn rất giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho con người. Lá của cây mắc mật có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C. Tinh dầu tập trung chủ yếu ở lá, vỏ quả, hạt, cành, cuống lá, cuống quả. Bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất là vỏ quả chứa 5,5%. Sau vỏ quả là lá chứa 2,7 %. Hạt chứa 1,5%. Trong tinh dầu lá mắc mật có 11 thành phần chất, trong đó, có 2 thành phần chính là myristicin (40,37-56,04%) và P-cymen-8-ol (18,58-22.45%). Trong tinh dầu của vỏ quả có 9 thành phần chất, trong đó chủ yếu là beta-myrcen (70%). Từ thành phần hoá học trong lá và vỏ quả có thể sử dụng làm thuốc giảm đau có nguồn gốc thiên nhiên. Một số nơi, người dân bản địa còn dùng cây mắc mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp, lá nấu nước gội đầu làm sạch gầu.

Quả mắc mật có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn đặc sản vùng cao, ngoài ra quả Mác mật tươi còn dùng để ngâm món măng ớt đặc biệt; Lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng để cất tinh dầu và sử dụng như loại gia vị đặc trưng trong các món vịt quay hay lợn quay có mùi thơm ngon đặc biệt tại Cao Bằng, Lạng Sơn. Hạt mắc mật phơi khô xay thành bột, dùng để làm gia vị Ngoài ra, lá và rễ được dùng trong đông y như vị thuốc có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mắc mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau. Các nhà khoa học cũng đã xác định được dạng chiết của cây Mắc mật Cao Bằng có tác dụng dược lý tốt là cao ethanol và phân đoạn EtOAc có tác dụng lợi mật, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan so với các phân đoạn khác.

Những năm gần đây, các sản phẩm của cây Mắc mật như lá, quả, vỏ, thân, rễ cây được sử dụng nhiều trong chế biến hương vị cao cấp trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu trong trị liệu các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Giá trị của cây Mắc mật đem lại hiệu quả cao .

Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây mắc mật
Mắc mật thuộc loại cây gỗ nhỏ, cao từ 2-7m, trung bình 4m, vỏ thân màu xám đen có những nốt sần. Cây phân cành thấp, khoảng 56-80cm, phù hợp đối với cây thu hái quả. Cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn màu hơi đen. Lá kép lông chim mọc so le, dài 10-30cm, chóp lá nhọn, gốc lá lệch, tù hay nhọn, mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ; có lông mặt dưới lá về sau nhẵn. Các cặp gân mờ. Chùy hoa ở ngọn, nụ tròn, hoa màu trắng- phớt hồng, cuống hoa 4mm. Quả mọng, khi còn non có màu xanh đậm, trên vỏ có túi tinh dầu, nhẵn bóng, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt, nhẵn bóng, trong. Quả hình cầu- trứng, đường kính 9-13mm, có các điểm tuyến. Trong mỗi quả chỉ có 1 hạt, cỡ 1-2 mm, màu xanh nhạt. Các bộ phận vỏ thân, cành, lá, hoa, quả đều có tinh dầu thơm.

Cây Mắc mật là cây ưa sáng, chịu hạn tốt, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở cả 3 miền, lúc nhỏ cây cần che bóng nhẹ, cây có tuổi thọ khoảng 40 năm.

Những món ăn ngon không thế thiếu được lá mắc mật
- Lợn mán (Heo mọi) xào lá mắc mật.
- Thịt vịt xiên nướng lá mắc mật.
- Thịt lợn (heo) rán lá mắc mật.
- Lợn (heo) quay lá mắc mật.
- Thịt gà rang lá mắc mật.
- Vịt quay lá móc mật.
- Vịt xào măng lá móc mật.
Lá mắc mật và những vị thuốc tốt cho sức khỏe:
- Lợi mật.
- Kích thích tiêu hóa.
- Bảo vệ gan.
- Giảm đau.

Cách trồng cây mắc mật ( móc mật )

Cây mắc mật được trồng chủ yếu hiện nay bằng 2 phương pháp là trồng bằng hặt hoặc trồng bằng phương pháp ghép cây.

Trồng từ hạt: Đầu tiên bạn cần chọn hạt giống khỏe mạnh từ những cây co thu hoạch cao và không sâu bệnh. Sau đó ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng nửa ngày và tiến hành đem gieo vào bầu đất giàu dinh dưỡng. Đặt bầu ở nơi thoáng mát và giữ ẩm thường xuyên cho đến khi nảy mầm thành cây con. Sau khoảng vài tháng bạn có thể đem trồng xuống đất được.Trồng bằng phương pháp ghép cây: Nếu so với phương pháp trồng bằng hạt thì phương pháp trông ghép có thời gian sinh trưởng nhanh hơn nhiều. Chọn cành ghép là những cây mẹ khỏe mạnh không sâu bệnh có cành bánh tẻ khoảng 1-1,5cm có sức sinh trưởng tốt để ghép. Cành ghép có khoảng 4, 5 chồi non cắt vát hai bên đầu cành ghép vào cành ghép gốc. Sau 20 ngày đã bắt đầu đâm rễ ở phần ghép. Sau 6 tháng đã có thể đem ra vườn trồng.

Yêu cầu đất trồng cây mắc mật
Cây mắc mật có khả năng chịu hạn khá tốt nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả trên đất đỏ bazan. Đất trồng phải dày ít nhất 60cm và tơi xốp thoát nước tốt.
Mật độ trồng và hố cây mắc mật

Do tán của cây mắc mật khá cao và thường được trồng làm cây che bóng nên khoảng cách trồng cũng nên cách ít nhất 5m. Hố trồng cây cần chuẩn bị đào có kích thước ít nhất từ 50x50x50cm. Trước khi trồng mắc mật bạn nên dọn sạch sẽ đất trồng để loại bỏ rác và cỏ dại. Bón lót vào mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục kèm phân Lân và một chút vôi bột khử trùng. Sau 1 tháng có thể trồng cây con giống vào được.

Cách trồng cây mắc mật giống
Sau khi đã ủ phân bón lót 1 táng khử trùng bạn tiến hành dùng dao đào một lỗ nhỏ ở giữa hố trồng cũ. Kích thước hố bằng bầu đất trồng. Đặt nhẹ nhàng cây xuống hố và lấp đất lại kín cổ rễ. Dùng tay lèn chặt phần cổ và tưới bổ sung nước ngay.

Với cây con giống còn yếu lúc mới trồng bạn có thể cắm thêm cọc để cố định cây con giống tránh gió mưa làm đổ.

Chế độ nước trồng cây mắc mật

Cây mắc mật tuy có khả năng chịu hạn tốt nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nên tưới nước thường xuyên nhất là thời kì mùa khô.

Tạo tán cho cây mắc mật
Do bộ tán của cây mắc mật phát triển khá to khỏe. Chỉ sau 1 năm rưỡi trở ra cành của chúng đã phát triển khá tốt với nhiều cành nhánh. Định kì một năm cắt tỉa 1-2 lần để tạo tán cho bộ khung. Loại bỏ những cành vượt cành sâu bệnh còi cọc chỉ để lại những cành khỏe mạnh nhất để trồng.

Chế độ bón phân cho cây
Cây mắc mật sau khi trồng 1 tháng rễ mới đã phát triển. Lúc này bạn cần bón phân đạm 1 tháng một lần. Trong 2 năm đầu trồng định kì hàng năm bón 2 lần với một lượng phân bón NPK khoảng 0,5 kg một cây. Sau mỗi năm bạn tiến hành tăng lượng phân bón thêm 10%.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Do lá cây mắc mật có hàm lượng tinh dầu khá nhiều và hắc nên ít sâu bệnh đến phá. Tuy nhiên để cây phát triển tốt thì cần kiểm tra theo dõi để phòng ngừa kịp thời sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây nhất là thời kì thu hoạch quả. Định kì làm sạch vườn và nhổ sạch cỏ dại để không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây.

Thu hoạch quả mắc mật

Sau khi trồng cây mắc mật thì đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch quả. Quả mắc mật có dạng cầu tròn mọc thành chùm khi chín có màu hơi vàng mọng nước. Cây thường chín vào khoảng tháng 6,7 hàng năm. Sau khi thu hái đem bảo quản ở nơi thoáng mát.

MUA CÂY GIỐNG mắc mật (móc mật) Ở ĐÂU?

K Farm
Nông Trại Biên Hòa: Tổ 39, KP4A, P. Tân Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Nông Trại Trảng Bom: 
- Xã Quảng Tiến, Trảng Bom, Đồng Nai
- Ấp Tân Bắc, Xã Bình Minh, Trảng Bom, Đồng Nai (Sau nhà thờ Tân Bắc)
Tel: 0933 911 001 - 0944 911 001 - Hotline: 09.18001925
Website: kfarm.com.vn
Email: kfarm@kgroup.com.vn

[/mota]